Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là một lĩnh vực kỹ thuật chuyên sâu, tập trung vào thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì các công trình như đường bộ, đường sắt, cầu, cảng, sân bay, và hệ thống giao thông đô thị. Ngành đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, giúp kết nối các khu vực, phát triển kinh tế đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Thiết kế công trình giao thông
  • Thi công và giám sát công trình
  • Quản lý dự án giao thông
  • Khảo sát địa hình và địa chất công trình
  • Thí nghiệm viên và quản lý phòng thí nghiệm
  • Vận hành và bảo trì công trình giao thông
  • Ứng dụng công nghệ và phần mềm trong xây dựng công trình giao thông

Đa dạng phương pháp đánh giá

– Đánh giá qua sản phẩm và đồ án: đánh giá dựa trên các sản phẩm thiết kế và đồ án cuối kỳ, thể hiện năng lực thực tế.
– Thuyết trình và bảo vệ ý tưởng: Khả năng thuyết trình và bảo vệ ý tưởng được xem là tiêu chí quan trọng trong đánh giá.
– Đánh giá quá trình: Không chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng, mà còn đánh giá sự tiến bộ và nỗ lực trong quá trình học tập.
– Tham gia các hoạt động ngoại khóa và cuộc thi: Khuyến khích sinh viên tham gia các cuộc thi thiết kế để tích lũy kinh nghiệm và được đánh giá toàn diện.
– Thực tập và báo cáo: Đánh giá năng lực qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp, thông qua báo cáo và phản hồi từ nơi thực tập.

Phương pháp đào tạo và đánh giá

Đào tạo theo nhóm và hợp tác

Khuyến khích làm việc nhóm để sinh viên rèn luyện khả năng giao tiếp và hợp tác.

Hình thức học tiên tiến

Với các hình thức học tiên tiến tích cực như đào tạo dựa trên máy tính, đào tạo trực tuyến, cơ sở dữ liệu học tập được sử dụng trên các website… Ngoài ra, mỗi học phần còn được tiến hành giảng dạy theo hình thức thực tế, cho sinh viên tham gia trải nghiệm thực tế, tìm kiếm nguồn vào và ra trong quy trình kinh doanh, được thảo luận với các cá nhân, doanh nghiệp thực tế.

Phương pháp giảng dạy

Sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy mới nhằm phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của sinh viên. Mỗi môn học sẽ được thiết kế theo hướng phát triển các dự án liên quan môn học, kết hợp phương pháp dạy học truyền thống (thuyết giảng, thực hành tại lớp, thuyết trình, nhận xét bài thuyết trình, Seminar, case study, bài tập nhóm, học tập thực tế, xây dựng tình huống…)
Ngày viết:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *